QUY TRÌNH BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ HỆ THỐNG ĐIỆN

  1. QUY TRÌNH BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI ĐIỆN

Trước khi đóng mở nguồn cho tòa nhà, người vận hành hệ thống điện cần kiểm tra an toàn trước khi đóng điện, các bước như sau :

  • Kiểm tra điện trở cách điện :

Sự làm việc an toàn liên tục và đảm bảo của các thiết bị điện trước tiên phụ thuộc vào trạng thái tốt xấu của điện trở cách điện. Do vậy, việc đo điện trở cách điện bat buộc phải thực hiện.

Đo điện trở cách điện của các mạch điện (mạch động lực) theo tiêu chuẩn đối với điện áp 1000V phải thỏa mãn yêu cầu:  Rcd ³ 1MW.   Trong đó Rcd  là điện trở cách điện.

Trước tiên, đo xác định cách điện của cụm mạch điện đối với dây tiếp địa (dây E, hay vỏ đã nối đất), sau đó đo xác định cách điện của mạch này đối với mạch khác. Nếu Rcd ³ 1MW thì nói chung cụm đươc cách điện tốt.

Trong trường hợp điện trở cách điện nhỏ hơn giá trị nêu trên, ta phải tiến hành cách ly thiết bị sử dụng điện và đo kiểm tra điện trở cách điện của thiết bị sử dụng điện, để xác định thiết bị sử dụng điện hay đường dây cung cấp có sự cố, tìm cách khắc

  • Kiểm tra thông mạch :

Kiểm tra sự liền kín của mạch điện đảm  bảo thiết bị sử dụng điện được cung cấp điện đầy đủ, nhất là đối với các thiết bị sử dụng nguồn điện

  • Kiểm tra máy biến áp khô :

Khảo sát tổng quan, phân tích, đánh giá tình trạng hoạt động của MBA.

Kiểm tra phần cáp phía cao áp, hạ áp và lõi từ MBA xem có hiện tượng cháy, nám không để đưa ra  phương pháp bảo trì phù hợp.

Thực hiện vệ sinh chuyên nghiệp tổng thể MBA.

Vệ sinh phần cao áp, hạ áp, lõi từ MBA, quạt làm mát.

Siết lực lại toàn bộ đầu dây phía cao áp và hạ áp của MBA.

Kiểm tra nhiệt độ vận hành của MBA, bộ điều khiển nhiệt độ và quạt làm mát MBA.

Kiểm tra giá trị cách điện của MBA ở các thành phần: cao áp-vỏ, cao áp-hạ áp và hạ áp-vỏ.

Kiểm tra điện áp cao (dielectric test) nếu cần thiết và được yêu cầu.

Sau mỗi lần cắt điện cho MBA bằng tay hoặc qua rơ le bảo vệ, trước khi đóng điện phải thao tác bằng tay bộ chuyển nấc để đưa về vị trí nấc 1.

Vận hành máy biến áp khô cần chú ý đến độ ồn, quạt làm mát và vấn đề vệ sinh MBA. Tránh để máy biến áp bị ẩm sẽ gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy biến áp.

Thực hiện toàn bộ các phương pháp thử nghiệm ứng dụng cao áp để phát hiện điểm yếu của cách điện. Thử mô phỏng dòng ngắn mạch theo cấp, phép đo cân bằng từ và dòng từ hoá để có thể cho biết các vấn đề bất thường. Sau khi hoàn tất toàn bộ các phép thử, ghi lại các thông số về dầu cách điện sau cùng và so sánh với các giá trị tiêu chuẩn.

Thực hiện phương pháp đo cách điện giữa cao-hạ, cao-vỏ và hạ-vỏ.

  • Kiểm tra thanh dẫn BUSWAY :

Tuyệt đối lưu ý để phòng ngừa các nguy cơ nước, chất lỏng các loại có thể đổ hay phun vào busway.

Tránh va đập gây tổn hại đến lớp vỏ busway (móp méo, trầy xước…) khi thi công, bảo trì các hệ khác xung quanh.

Không khoan, cắt, treo bất cứ vật gì vào busway.

Không đu người lên busway hay dung busway làm điểm tựa để gác các vật khác lên trên.

Không tự ý tháo hay điều chỉnh bất cứ phần nào trên busway mà chưa tham khảo ý kiến nhà cung cấp. Việc tự ý tháo, điều chỉnh hoặc thay đổi nào do khách hàng thực hiện mà không có ý kiến của nhà cung cấp có thể gây tổn hại hoặc sự cố nghiêm trọng. Trong trường hợp đó, toàn bộ trách nhiệm liên quan do khách hàng chịu trách nhiệm.

Dùng máy đo nhiệt độ để kiểm tra định kỳ nhiệt độ làm việc của busway theo chu

kỳ 4~6 tháng/ lần. Độ tăng nhiệt cho phép trên bề mặt thanh dẫn không quá 550C trên nền nhiệt độ môi trường khi hoạt động đầy tải. Đối với khớp nối là không vượt quá 700C trên nền nhiệt độ môi trường.

Thường xuyên để ý và kiểm tra bằng các giác quan để nhận biết các dấu hiệu bất thường xảy ra: Busway đột nhiên bị cong, vênh, có mùi khét,….đặc biệt là kiểm tra tại các vị trí co từ trục ngang lên trục đứng và các điểm kết nối với Máy Biến Áp, Máy Phát.

Thông báo với nhà máy nếu như có hỏng hóc. Đảm bảo rằng các bề mặt tiếp xúc không bị hư hỏng, được làm sạch và khô ráo. Tránh các chất ăn mòn tiếp xúc với các bề mặt này vì các bề mặt tiếp xúc đều được mạ điện. Kiểm tra cách điện chỗ tiếp xúc để phát hiện bất cứ dấu hiệu hư hại nào.

Kiểm tra cách điện của Busway tại điện áp 1.000 volt, pha – pha (bao gồm cả trung tính) và pha – đất, để phát hiện các lỗi lắp đặt và để kiểm tra lại tính toàn vẹn của lớp cách điện. Khi thực hiện việc kiểm tra cách điện, Busway phải đảm bảo không kết nối với bất kỳ dây dẫn hoặc tải nào khác.

  • Kiểm tra điện áp :

Kiểm tra trị số điện áp 3 pha với nhau và từng pha với trung tính, đảm bảo điện áp cung cấp đúng với yêu cầu sữ dụng của thiết bị

   * Vệ sinh tủ phân phối điện :

Tìm kiếm, bỏ những vật lạ nhất là những vật bằng kim loại có thể gây ra các vấn đề chạm chập điện như cáp – kim loại vụn, bu lông, tán, đồ nghề thi công còn sót lại v.v.

Dùng các dụng cụ vệ sinh làm sạch tủ điện, dùng máy hút bụi nếu thấy cần thiết.

Không dùng chất tẩy rửa, chất hóa học để làm sạch bề mặt tủ và các thiết bị đóng cắt, vì điều này có thể làm mờ gây khó nhìn các ghi chú, ký hiệu trên thiết bị. Hoặc cũng có thể làm hỏng lớp cách điện bề mặt.

Kiểm tra có xung quanh và trong tủ có đọng nước, hơi nước hay không ? Nếu thấy phải tìm nguyên nhân khắc phục và không để tình trạng đó xảy ra nữa. Vì khi thiết bị điện bị ẩm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thiết bị và gây ra hiện tượng phóng điện khi hoạt động.

 * Bảo dưỡng :

Trước tiên cần kiểm tra chung phòng tủ điện về các vấn đề vệ sinh. Trong thời gian kiểm tra này những dấu hiệu về sự ăn mòn, nhiệt độ tăng cao so với bình thường, mùi khác thường chúng ta đều phải điều tra kỹ, xác định nguyên nhân và tháo gỡ.

Nếu mọi thứ bình thường thì nên tiến hành bảo trì, bảo dưỡng với các nội dung theo tần suất như sau:

PHẠM VI THỰC HIỆN TẦN SUẤT THỰC HIỆN
HÀNG QUÍ 6 THÁNG NĂM
1 Vệ sinh sạch các bộ phận thiết bị khí cụ điện ở trong và ngoài tủ x    
2 Kiểm tra hình dạng, màu sắc của thanh cái   x  
3 Kiểm tra tất cả tải của các pha và sự cân bằng pha của mạch nguồn của máy lạnh, thang máy và đèn.

 

  x  
4 Vặn chặt những đai ốc, bulông bằng cờ lê, khóa chuyên dụng, đồng thời quan sát các bulông

xem nó có bị phát nóng trong thời gian làm việc khiến cho màu sắc bị biến đổi. Nếu có xảy ra  thì chắc chắn điểm đấu nối không tốt gây phát nóng.

 

     
5 Kiểm tra dây tiếp đất, làm sạch và siết lại bulông tiếp đất   x  
6 Kiểm tra sự hoạt động của các mạch điều khiển, cảm biến và các đồng hồ đo   x  
7 Kiểm tra độ chính xác của tất cả timer và chỉnh lại nếu cần thiết   x  
8 Kiểm tra máy sạc bình ác quy và tình trạng bình ác quy và ghi lại các trị số   x  
9 Chỉnh lại tất cả các máy cắt, khởi động từ và các bộ khởi động     x
10 Kiểm tra đầu của các cáp đã kết nối vào tủ, xem có biến dạng hay đã bị quá nhiệt hay không. Đều này chứng tỏ đường dây cung cấp điện  bị quá tải. Từ đó có kế hoạch khắc phục   x  
11 Kiểm tra vị trí  khóa liên động, kiểm tra công tắc ATS ở chế độ tự động? Để đảm bảo nguồn  điện dự phòng được cung cấp kịp thời khi nguồn điện lưới gặp sự cố.   x  
12 Đệ trình báo cáo   x  

Chú ý rằng để thực hiện công tác trên được an toàn chúng ta phải ngắt tất cả các nguồn điện đưa đến tủ trước khi tiến hành công tác.

Để vận hành hệ thống tốt nhất, người vận hành cần phải nắm rõ các nguyên tắc sử dụng và an toàn điện như sau:

  * Sự cố ngắn mạch :

Khi hệ thống đang hoạt động thì xảy ra hiện tượng ngắn mạch. Đây là sự cố ảnh hưỡng đến việc cung cấp điện, phải tìm ra được nguyên nhân, khắc phục. Tiến hành theo các bước sau :

Bước 1 : Cô lập tuyến cáp tại vị trí có sự cố. Bằng cách ngắt nguồn điện cung cấp đến, tháo cách ly tuyến cáp ra khỏi hệ thống để tránh ảnh hưởng đến các thiết bị khác trong hệ thống.

Bước 2 : Tháo cách ly tuyến cáp ra khỏi thiết bị mà tuyến cáp đó cung cấp.

Bước 3 : Đo kiểm tra cách điện của toàn bộ dây trong tuyến cáp đó.

Bước 4 : Đo kiểm tra cách điện của thiết bị mà tuyến cáp đó cung cấp.

Bước 5 : Khắc phục sự cố.

Bước 6 : Đấu nối lại và đóng điện đưa thiết bị vào hệ thống sữ dụng.

Bước 7 : Lập báo cáo để kiểm tra .

  * Sự cố quá tải :

Vấn đề này đòi hỏi người sữ dụng điện cần phải có chuyên môn về ngành điện. Tiến hành theo các bước cơ bản

Bước 1 : Kiểm tra trị số điện áp 3 pha với nhau và từng pha với trung tính, đảm bảo điện áp  cung cấp đúng với yêu cầu sử dụng của thiết bị điện.

Bước 2 : Kiểm tra sơ đồ mạch điện có được đấu nối đúng hay không.

Bước 3 : Kiểm tra phụ tải sử dụng điện.

Bước 4 : Kiểm tra tính toán lại dòng điện của phụ tải.

Bước 5 : Thay thế kích cỡ dây dẫn, các thiết bị bảo vệ cho phù hợp.

Bước 6 : Đấu nối lại và đóng điện đưa thiết bị vào hệ thống sử dụng.

Bước 7 : Lập báo cáo để kiểm tra theo dõi.

2. QUY TRÌNH BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ MÁY PHÁT ĐIỆN

Bảo trì Bảo dưỡng hệ thống máy phát dự phòng có các cấp độ:

a/. Bảo dưỡng hàng tuần: cho chạy không tải máy phát 15 phút ghi chép lại thông số của máy.

b/. Bảo dưỡng hàng tháng: chuyển máy phát sang chế độ Off rồi lau chùi máy phát và tủ hòa( nếu có).

c/. Bảo dưỡng 6 tháng, 1 năm  như sau :

 

PHẠM VI THỰC HIỆN TẦN SUẤT THỰC HIỆN
  6 THÁNG NĂM
1 Kiểm tra động cơ   x  
2 Kiểm tra rò rỉ dầu, nhớt, nước làm mát.   x

 

 
3 Kiểm tra áp lực nhớt   x

 

 
4 Kiểm tra tiếng động lạ   x

 

 
5 Kiểm tra hệ thống khí nạp   x  
6 Kiểm tra hệ thống xả   x  
7 Kiểm tra ống thông hơi   x  
8 Kiểm tra độ căng đai.   x  
9 Kiểm tra tình trạng cánh quạt   x  
10 Kiểm tra & điều chỉnh hiệu điện thế. (Nếu có… )   x  
11 Kiểm tra nồng độ dung dịch nước làm mát     x
12 Kiểm tra hệ thống lọc khí     x
13 Kiểm tra đường ống cứng, ống mềm, các mối nối     x
14 Kiểm tra bộ chỉ thị áp lực trên đường nạp     x
15 Kiểm tra tình trạng cánh quạt     x
16 Kiểm tra tình trạng bộ tản nhiệt     x
17 Điều chỉnh khe hở xúp bắp & béc phun     x
18 Kiểm tra hệ thống bảo vệ động cơ     x
19 Bôi mỡ bánh căng đai, phần ngoài động cơ     x
20 Thử nghiệm lại máy phát điện xem có tự động khởi động và tự hòa đồng bộ không     x
22 Kiểm tra hệ thống tiếp đất của máy phát điện     x

d/. Bảo dưỡng theo giờ hoạt động của máy phát (xem trên tủ điều khiển)

  • Lọc gió (Air Filter): Thay mới sau 400 giờ họat động hoặc 12 tháng (tùy thuộc vào chỉ báo trên lọc gió).
  • Lọc nhiên liệu (Fuel Filter): Thay mới sau 250 giờ họat động hoặc 12 tháng.
  • Lọc nhớt (Oil Filter): Thay mới mỗi 150 giờ họat động đầu tiên (ở chế độ chạy liên tục) và 200 giờ họat động hoặc 6 tháng sau lần thay lần thứ nhất.
  • Nhớt bôi trơn: Thay mới cùng với lọc nhớt. Dùng lọai nhớt 15W-40 (Mobil Delvac Super 1300, Caltex Delo 350 Multigrade, Shell Rimular, Castrol RX Super Plus, BP Vanellus C3,…).

Xử lý sự cố hệ thống máy phát dự phòng:

a/.  Sự cố không khởi động được máy phát:

  • Kiểm tra điện áp bình, cách đấu nối bình với máy phát.
  • Kiểm tra nút nhấn khẩn cấp của máy phát có bị tác động không.

      Nếu có thì ta reset lại trạng thái ban đầu theo trình tự như sau:

  • Nhấn nút dừng máy (nút số 10).
  • Cắt tải ra khỏi máy phát điện.
  • Trả nút nhấn Emergency Stop về vị trí ban đầu (xoay nút nhấn theo chiều kim đồng hồ).
  • Nhấn nút Reset trên hộp Relay lắp trên hộp đấu nối đầu phát điện đến khi đèn “Đỏ” tắt đi.
  • Reset bộ “Air Dumper” trên đỉnh động cơ (gần lọc gió) về vị trí mở (Open) bằng cách xoay theo chiều mũi tên chỉ dẫn.
  • Sau đó nhấn và giữ nút xóa lỗi (nút số 6), màn hình sẽ hiện lên yêu cầu xác nhận, sau đó nhấn nút chấp nhận (nút số 14).
  • Kiểm tra lại đèn báo.
  • Kiểm tra dầu, nhớt, nước giải nhiệt của máy phát.
  • Kiểm tra báo lỗi trên tủ điều khiển máy phát, ghi nhận và báo cho nhà cung cấp để hỗ trợ và xử lý.

b/.     Sự cố máy phát đang hoạt động thì dừng:

  • Kiểm tra nút nhấn khẩn cấp của máy phát có bị tác động hay không?

Nếu có thì ta reset lại trạng thái ban đầu (như hướng dẫn bên trên)

  • Kiểm tra dầu, nhớt, nước giải nhiệt của máy phát. Nếu không đủ thì bổ sung vào hoặc thay mới.
    • Ghi chú: nhớt và lọc nhớt phải thay mới cùng lúc để đảm bảo nhớt sạch và đủ điều kiện vận hành.
  • Kiểm tra tình trạng quá tải của máy phát. Nếu do tình trạng này thì ta cắt bớt tải của hệ thống ra và khởi động lại máy phát.

c/.     Trình tự khởi động lại máy phát:

Khi máy đang chạy bị dừng đột ngột do một sự cố nào đó ta phải thực hiện theo các bước sau :

  • Cắt tải ra khỏi máy phát điện.
  • Nhấn nút dừng máy (Nút số 10)
  • Ngắt cầu chì nguồn của tủ điều khiển (bên trong tủ điều khiển)
  • Tìm và khắc phục nguyên nhân gây ngừng máy.
  • Sau khi đã tìm và khắc phục lỗi, thì đóng cầu chì nguồn cho tủ điều khiển
  • Nhấn nút kiểm tra đèn báo trước khi khởi động trở lại
  • Sau đó nhấn nút khởi động (Nút số 8) để khởi động lại.
  • Kiểm tra lại tình trạng máy phát điện nếu không có sự cố ta tiến hành bước kế tiếp.
  • Đóng tải đưa vào sử dụng

5. KIỂM TRA XỬ LÝ SỰ CỐ VÀ BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG CHỐNG SÉT NỐI ĐẤT

         Kiểm tra & xử lý sự cố  hệ thống chống sét:

Số Mô tả Tình trạng Nguyên nhân Xử lý

1

Không tiếp xúc tốt Các thanh đồng 25x3mm2 không tiếp xúc Do các thanh đồng bị Oxy hóa, bụi đóng thành lớp dày nên thanh đồng không tiếp xúc tốt với nhau

Vệ sinh

Các kim thu sét không tiếp xúc tốt

 

Kiểm tra & xử lý sự cố hệ thống nối đất an toàn:

Số Mô tả Tình trạng Nguyên nhân Xử lý

1

Không tiếp xúc tốt Các dây dẫn không tiếp xúc Do các đầu cos nối bị Oxy hóa, bụi đóng thành lớp dày nên thanh đồng không tiếp xúc tốt với nhau

Vệ sinh

 

Khuyến cáo:  Nên kiểm tra định kỳ hàng tháng và kiểm định hệ thống lại bởi trung tâm kiểm định nhà nước để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Nếu mọi thứ bình thường thì nên tiến hành bảo trì, bảo dưỡng với các nội dung theo tần suất như sau:

PHẠM VI THỰC HIỆN

TẦN SUẤT THỰC HIỆN

HÀNG QUÍ 6 THÁNG NĂM
 

1.      Kiểm tra tình trạng dây dẫn tiếp địa, hộp kiểm tra điện trở, hộp đấu nối tiếp địa, bộ đếm sét…

2.      Kiểm tra tình trạng hoạt động của đèn báo máy bay,nếu bị hư hỏng cần phải thay thế mới.

3.      Kiểm tra các điểm đấu nối từ dây dẫn đến hộp kiểm tra điện trở hay từ kim thu sét.

4.      Kiểm tra định kỳ, đo đạt điện trở tiếp địa.

5.      Nếu điện trở tiếp địa không đạt yêu cầu thì phải dùng các biện pháp làm giảm điện trở đất.

 

 

 

 

 

x

x

 x

x

 

 

 

 

x

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *