Hệ thống điện nhẹ thường chiếm 10-20% giá trị dự án nhưng lại quyết định đẳng cấp chất lượng của cả công trình. Bản chất điện nhẹ là các hệ thống công nghệ cao, luôn được cải tiến và nâng cấp công nghệ vì mục đích giúp người sử dụng tiện lợi hơn. Nhưng nếu không phải người trong ngành, chắc hẳn sẽ có nhiều người khá lạ lẫm với thuật ngữ này. Vậy hãy cùng Nhà thầu cơ điện M&E Thiên Tín Phát đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Nội dung
Hệ thống điện nhẹ là gì
Hệ thống điện nhẹ hay còn được gọi là ELV (Extra Low Voltage systems) – là một thuật ngữ được sử dụng trong ngành xây dựng, dùng đề chỉ các hệ thống trong một tòa nhà cần điện để hoạt động nhưng không phải là một phần của hệ thống điện chính trong tòa nhà. Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 10-20% giá trị dự án), nhưng hệ thống điện nhẹ (ELV) lại quyết định đẳng cấp chất lượng của công trình, bởi vì bản chất của điện nhẹ là các hệ thống công nghệ cao, luôn được phát triển và nâng cấp vì mục đích và tiện nghi cho người sử dụng.
Trong 1 công trình xây dựng, dù có quy mô lớn hay nhỏ đều được chia ra thành 2 phần: phần xây dựng và phần cơ điện. Trong phần cơ điện, hay còn gọi là M&E(viết tắt Mechanical & Engineering) và hệ thống điện nhẹ là một phần quan trọng trong hệ thống điện nhẹ đó
Các tiêu chuẩn khi thi công hệ thống điện nhẹ
Tiêu chuẩn về chất lượng các thiết bị và độ an toàn của hệ thống
Trong số các tiêu chuẩn thi công hệ thống điện nhẹ hiện nay, chúng ta không thể không nhắc tới những quy chuẩn đánh giá về chất lượng của các thiết bị được lắp đặt trong hệ thống và độ an toàn của hệ thống điện nhẹ.
Thực tiễn việc đánh giá các quy chuẩn này được căn cứ theo bộ quy chuẩn TCVN 3256 của Bộ Xây Dựng ban hành. Thông qua bộ quy chuẩn này thì một hệ thống điện nhẹ đạt tiêu chuẩn về chất lượng cũng như độ an toàn thì cần được đảm bảo một số những yếu tố sau:
– Trước khi bước vào thi công thì 2 bên thực hiện hợp đồng đã cùng nhau thảo luận và đưa ra phương án thiết kế, lắp đặt hệ thống điện nhẹ phù hợp. Điều đó có nghĩa rằng, tất cả các thiết bị lắp đặt, vật tư và các phương tiện trong hệ thống điện nhẹ phải được tuân theo một phương án thiết kế, lắp đặt đã đề ra trước đó và được sự chấp thuận của 2 bên thực hiện hợp đồng.
– Tiêu chuẩn cho việc thi công các hệ thống điện nhẹ phải được định ra đối với mỗi công trình. Trong quá trình lắp đặt các hệ thống điện nhẹ, việc bố trí các thiết bị điện rất quan trọng, bởi nó giúp tổng hòa cho toàn bộ cấu trúc hệ thống. Khi đó, với những chức năng chuyên biệt của mỗi thiết bị, sẽ không có sự chồng chéo thiết bị gây mất mỹ quan của công trình.
– Một tiêu chuẩn thi công hệ thống điện nhẹ tiếp theo được quy chuẩn đó là việc đảm bảo sự an toàn tối đa trong khâu tiến hành lắp đặt hệ thống điện nhẹ. Đồng thời, việc lắp đặt phải phải kết hợp các loại vật dụng có tính tương thích với nhau.
– Đặc biệt hơn là các hệ thống dây truyền dẫn phải đảm bảo an toàn và được đánh dấu các điểm nối một cách rõ ràng nhất, tránh trường hợp để xảy ra sự cố chập cháy, hoặc ảnh hưởng đến các quá trình sử dụng.
– Sau khi hoàn tất việc lắp đặt xong, hệ thống điện nhẹ phải được vận hành thử,nếu việc vận hành được trơn tru, thông suốt, phát huy được toàn bộ công năng để phục vụ cho người sử dụng thì bên nhà thầu sẽ bàn giao để bên chủ đầu tư nghiệm thu công trình.
Tiêu chuẩn về tính thẩm mỹ đối với công trình
Bên cạnh những tiêu chuẩn về mặt chất lượng và độ an toàn, thì một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với việc lắp đặt hệ thống điện nhẹ đó là những tiêu chuẩn thẩm mỹ đối với những bố cục lắp đặt các thiết bị trong không gian tòa nhà hay văn phòng.
Điều này thực sự rất quan trọng vì hệ thống điện nhẹ có chức năng cung cấp đến cho người dùng những tiện ích của công nghệ hiện đại như: truyền hình số, điện thoại thông minh tích hợp nhiều tính năng, hệ thống mạng internet, các thiết bị trong hệ thống camera an ninh….
Hệ thống điện nhẹ gồm những gì ?
+ Hệ thống Data & Tel: Duy trì kết nối của tòa nhà với bên ngoài.
+ Hệ thống CCTV: Giành cho camera quan sát, ứng dụng cho ngành an ninh, giám sát công việc, phòng chống tội phạm.
+ Hệ thống PA: Là hệ thống âm thành thông báo công cộng, nhằm truyền đạt thông tin, thông báo khẩn cấp.
+ Hệ thống ACCESS CONTROL: Giúp quản lí ra vào công trình.
+ Hệ thống FIRE ALARM: Phát hiện, cảnh báo cháy cho công trình.
+ Hệ thống INTRUSION: hệ thống chống trộm trong các công trình.
+ Hệ thống BMS (Building Management System) hay BAS (Building Automation System): Quản lí tòa nhà, dùng tích hợp các hệ thống công trình quản lí và giám sát trạng thái nhằm tiết kiệm năng lượng.
+ Hệ thống CAR PARKING: là hệ thống quản lý bãi đỗ xe thông minh và tự động.
+ Hệ thống INTERCOM: là hệ thống liên lạc nội bộ, ứng dụng trong các chung cư cao tầng, kết hợp quản lý thang máy và bãi đỗ xe.
+ Hệ thống LIGHTING CONTROL: điều khiển đèn.
+ Hệ thống MATV, CATV: là truyền hình vệ tinh và truyền hình cáp. Có thể sử dụng lấy tín hiệu trực tiếp từ đài phát hoặc thông qua nhà cung cấp dịch vụ truyền hình.
+ Hệ thống AV (Audio Visual): Tích hợp hình ảnh và âm thanh trong các buối thuyết minh, trình chiếu…
+ Hệ thống mạng dữ liệu nội bộ (LAN, WAN) và đường trục (Backbone).
+ Hệ thống Intrusion: Hệ thống chống trộm, chống đột nhập trong các công trình.
+ Hệ thống Car Parking: Hệ thống quản lý bãi đỗ xe thông minh và tự động.
+ Hệ thống Intercom: Liên lạc nội bộ trong các chung cư cao tầng, có sự kết hợp với thang máy và bãi đỗ xe.
+ Hệ thống truyền hình vệ tinh, cáp và Internet (MATV, CATV, IPTV): Giúp truyền tín hiệu trực tiếp từ đài phát thông qua nhà cung cấp dịch vụ truyền hình HD.
+ Hệ thống đăng ký xếp hàng (Queue system):Thường được ứng dụng trong bệnh viện, ngân hàng.
+ Hệ thống Âm thanh hội nghị & Hội thảo: Bao gồm hệ thống hội thảo, có thể kết hợp phiên dịch trong các phòng hội nghị, các trung tâm hội nghị quốc tế.
+ Hệ thống Master Clock: Dùng để đồng bộ thời gian giữa các đồng hồ con cũng như tất cả hệ thống trong công trình theo một thời gian chính xác, hệ thống này thường ứng dụng cho sân bay, trung tâm thể thao, bệnh viện, trụ sở trường học.
+ Hệ thống MPDP: Hiển thị màn hình ghép.
+ Hệ thống FIDS (Flight Information Display System): Hiển thị thông tin chuyến bay, nhà ga, xe điện ngầm,…
+ Hệ thống hiển thị thông tin chuyến bay, tàu điện. Được ứng dụng tại các sân bay hay nhà ga xe điện ngầm…
+ Hệ thống nhà ở thông minh (Smart Home): Bao gồm hệ thống cảnh báo an ninh, giám sát, giải trí đa phương tiện, chiếu sáng…
Ứng dụng điện nhẹ trong đời sống
Điện nhẹ là một trong những hệ thống đóng vai trò rất quan trọng hầu hết các công trình lớn nhỏ hiện nay. Với sự liên kết chặt chẽ với nhau thì hệ thống điện nhẹ được ứng dụng rất rộng rãi cho hệ thống tòa nhà:
- Hệ thống điều hòa không khí
- Hệ thống chiếu sáng và quản lí điện
- Hệ thống quản lí bãi đỗ xe
- Hệ thống báo cháy
- Hệ thống camera an ninh
- Hệ thống thang máy
- Hệ thống âm thanh
- Hệ thống kiểm soát ra vào
Nhà thầu điện chuyên nghiệp – Thiên Tín Phát
Công ty TNHH Thiên Tín Phát là đơn vị nhà thầu cơ điện M&E được nhiều công ty, doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn. Chúng tôi hiểu rõ được yêu cầu và sức ảnh hưởng của khách hàng nên đã thiết kế xây dựng hệ thống điện đảm bảo đạt chuẩn.
Đối với dịch vụ thi công hệ thống điện nhẹ, Thiên Tín Phát cam kết sẽ mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cùng với trang thiết bị tân tiến đến quý khách hàng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công, lắp đặt hệ thống điện nhẹ, chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách.
CÔNG TY TNHH THIÊN TÍN PHÁT
- Trụ sở: 452/8 Nguyễn Ái Quốc, KP5, Phường Tân Tiến, Biên Hòa , Đồng Nai
- Điện thoại: (0251) 3811844
- Hotline: 0911.613.663
- Email: thientinphat999@gmail.com
- Website: nhathaudien.net