Giải pháp hệ thống chống sét cho nhà dân tại Đồng Nai- Bình Dương

Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, vì vậy hàng năm Việt Nam phải hứng chịu rất nhiều ảnh hưởng nặng nề của giông, bão. Do đó, việc trang bị một hệ thống chống sét đảm bảo an toàn và hạn chế những rủi ro, thiệt hạn không đáng có là việc cần thiết.

 

Tìm hiểu về hệ thống chống sét trực tiếp.

Một  hệ thống chống sét cơ bản bảo gồm các thành phần sau:

Hệ thống tiếp địa: Bao gồm cọc tiếp địa, dây dẫn liên kết các cọc tiếp địa chon sâu dưới đất.

Dây dẫn sét.

Kim thu sét: Bao gồm dây dẫn liên kết trên mái công trình, kim thu sét.

Giải pháp hệ thống chống sét cho nhà dân

 Kim thu sét:

Kim thu sét là một trong những bộ phận quan trọng nhất của  hệ thống chống sét, là vị trí để hút sét đánh vào.

Kim thu sét được cấu tạo với nhiều vật liệu khác nhau, ví dụ như một thanh sắt hoặc các loại vật liệu chống gì như innox, thép chống gỉ, đồng, thép mạ đồng, nikel,… Việc lựa chọn các loại vật liệu thùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như tuổi thọ của công trình sử dụng hệ thống chống sét.

Hệ thống chống sét ngoài việc sử dụng kim thu sét độc lập, thì khi xây dựng,thi công các công trình có thể sử dụng chính các đoạn dây dẫn bằng kim loại kể trên liên kết theo chiều ngang hoặc dọc mái đến các điểm góc mái, với đường kính tối thiểu từ 8-10mm hoặc có tiết diện từ 50mm2 trở lên tùy vào loại vật liệu sử dụng.

Dây dẫn từ kim thu sét xuống hệ thống tiếp địa:

Dây dẫn là bộ phận kết nối giữa kim thu sét và hệ thống tiếp địa của hệ thống thu sét trực tiếp. Nên lựa chọn các sử dụng vật liệu dây dẫn sét là cáp thép tráng kẽm hoặc cáp đồng có tiết diện từ Ø8 (khoảng 50mm2), các dây dẫn sẽ được bắt cố định trên cạnh mái và trên tường đảm bảo chắc chắn.

Cần cố định bằng các mối hàn hoặc kẹp đối với các điểm liên kết giữa dây dẫn xuống với dây liên kết trên mái và hệ thống tiếp địa.

Số lượng dây dẫn của một hệ thống chống sét còn phụ thuộc vào kích thước của công trình, tuy nhiên tối thiểu nên có 2 dây dẫn xuống được đặt ở 2 vị trí đối xứng nhau, khoảng cách giữa các dây dẫn xuống quang tường không được vượt quá 20m.

Lưu ý: Khi lắp đặt dây dẫn của hệ thống chống sét cần chú ý đến yếu tố thẩm mỹ của công trình, cần bố trí hợp lý và tránh những vị trí có thể gây nguy hiểm cho con người.

Hệ thống tiếp địa:

Hệ thống tiếp địa của hệ thống chống sét  bao gồm các cọc tiếp địa được chôn sâu trong lòng đất, hệ thống dây liên kết cọc tiếp địa được thiết kế bao xung quanh chân móng của công trình.

Hệ thống tiếp địa với chức năng tiêu tán toàn bộ năng lượng của xung sét vào trong đất, đồng thời làm giảm thiểu các tác động do sét gây ra đối với con người đi lại xung quanh công trình như là hiện tược áp bước, điện áp chạm…

Tùy vào điều kiện thực tế của từng công trình, hệ thống tiếp địa của hệ thống chống sét trực tiếp sử dụng tối thiểu từ 2 cọc tiếp địa với đường kính Ø14.2 hoặc Ø16, có độ dài tối thiểu 2.4m.

Vật liệu của cọc tiếp địa có thể làm bằng thép mạ đồng hoặc đồng mạ vàng.

Phương án thi công các cọc tiếp địa: có thể thi công theo phương án khoan giếng thả cọc hoặc bằng phương pháp đóng cọc trực tiếp tại vị trí xung quanh chân móng của công trình để đạt được giá trị điện trở hệ thống tiếp địa yêu cầu.

Hệ thống tiếp địa của hệ thống chống sét sau khi hoàn thành tốt nhất nên có giá trị nhỏ hơn 100Hm để đạt yêu cầu và đảm bảo an toàn.

=/=

NẾU BẠN ĐANG TÌM CHO MÌNH ĐƠN VỊ DỊCH VỤ THI CÔNG HỆ THỐNG CHỐNG SÉT LAN TRUYỀN . CÒN CHỜ GÌ NỮA

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HƯỚNG DẪN TẬN TÌNH.

Liên hệ Nhà thầu cơ điện M&E Thiên Tín Phát qua thông tin:

  • Trụ sở: 452/8 Nguyễn Ái Quốc, KP5, Phường Tân Tiến, Biên Hòa , Đồng Nai
    Điện thoại: (0251) 3811844
  • Hotline: 0911.613.663
  • Email: thientinphat999@gmail.com
  • Website: nhathaudien.net
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *