Bảo trì Hệ Thống PCCC | Uy Tín Tại Đồng Nai- Bình Dương

Nội dung

Việc đầu tư một hệ thống phòng cháy chữa cháy cho một công trình là rất lớn. Nhưng đi kèm với nó là chi phí bảo trì bảo dưỡng định kỳ cho hệ thống phòng cháy chữa cháy. Cũng chiếm một phần lớn, đứng thứ 2 sau chi phí xây dựng cơ bản phần cơ bản ban đầu cho cả công trình xây dựng. Chính vì vậy mà nhiều chủ đầu tư sau khi lắp đặt xong. Thường ỷ lại vào quy trình vận hành toà nhà tốt rồi thì nguy cơ cháy nổ là không có. Chi phí cho việc bảo trì hệ thống PCCC khá tốn kém, mất nhiều công đoạn, thời gian. Một số công trình lại giao việc bảo trì này cho lực lượng bảo vệ khi có rất ít về ngành PCCC. Chính vì vậy mà nguy cơ cháy nổ vẫn xảy ra bất cứ lúc nào.

Sự cần thiết phải bảo trì hệ thống PCCC

Thời gian gần đây có nhiều vụ cháy xảy ra gây nhiều tổn thất về nhân mạng và tài sản. Ảnh hưởng tới tâm lý con người sống và làm việc trong công trình. Mọi công trình mặc định đều có hệ thống PCCC. Nhưng việc kiểm tra đôi khi không đảm bảo sẽ làm cho hệ thống hoạt động không tốt. Từ việc cảnh báo cháy tới báo động và thoát nạn, chữa cháy không kịp thời.

Một hệ thống chữa cháy tốt ngoài việc thi công hệ thống PCCC chất lượng, sẽ khiến tâm lý con người một phần yên tâm hơn khi sống và làm việc. Thêm vào đó nó sẽ ngăn chặn đám cháy bùng phát. Ngay từ khi mới phát sinh từ tia lửa, cụm khói ban đầu. Nó sẽ báo động và cung cấp đầy đủ thông tin vị trí cháy. Cho bộ phận có chức năng dập tắt đám cháy khi mới phát sinh.

Bảo trì hệ thống PCCC thường xuyên sẽ giúp vận hành chữa cháy tốt khi có sự cố. Hệ thống sẽ  phối hợp nhịp nhàng từ cảnh báo, khoanh vùng. Đến gắt điện, chữa cháy nhịp nhàng giúp chữa cháy hiệu quả. Một mắt xích không hoạt động tốt như : Máy bơm PCCC, vòi pin Spinter, hay van mở nước trụ chữa cháy … Sẽ là nguy cơ thiệt hại tài sản và nhân mạng vô cùng lớn cho đời sống. Và hoạt động sản xuất kinh doanh cho công trình và đôi khi cả các khu lực lân cận.

Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC

 

Quy định pháp luật về  bảo trì hệ thống PCCC 

1. Theo thông tư 52 và theo TCVN 5738/2001 , quy định của luật phòng cháy chữa cháy rất rõ ràng một năm cần bảo trì hệ thống PCCC. Một năm cần 1 lần bảo trì chính thức và tổng thể một hệ thống thiết bị và rà soát định kỳ bình chữa cháy 3 tháng/ lần. Đối với các nhà máy, cơ quan, chung cư xí nghiệp, 6 tháng nên có 1 lần. Do tổ chức đơn vị, công ty có năng lực thực hành bảo trì hệ thống PCCC thực hiện.

2. Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động sau khi đưa vào triển khai trực chữa cháy phải được bảo dưỡng, bảo trì định kỳ mỗi năm 01 lần. Để đảm bảo về chất lượng hệ thống và khả năng hoạt động của những trang thiết bị trong hệ thống PCCC.

3. Việc bảo quản hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động phải tuân theo chỉ dẫn của nhà cung cấp. Và những tiêu chuẩn chuyên ngành (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997,TCVN 71611:2002, TCVN7336:2003, những tiêu chuẩn khác với can dự đến bảo trì pccc).

4. Các vật dụng của hệ thống báo cháy phải được kiểm tra về chất lượng, chủng loại trước khi lắp đặt. Hệ thống báo cháy tự động sau khi lắp đặt xong phải được cơ quan mang thẩm quyền nghiệm thu. Trước lúc đưa vào hoạt động.

5. Hệ thống báo cháy tự động sau lúc đưa vào hoạt động phải được bảo trì bảo dưỡng mỗi năm chí ít một lần. Khi rà soát phải thử đầy đủ các chức năng của hệ thống. Và phải thử sự hoạt động của hầu hết những trang bị báo cháy. Lúc phát hiện hư hỏng phải giải quyết ngay. Tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt hệ thống báo cháy nhưng ít nhất hai năm 1 lần. Khi bảo dưỡng phải rà soát độ nhạy của toàn bộ các đầu báo cháy. Các đầu báo cháy ko đạt đề xuất về độ nhạy phải được thay thế.

 

Các hệ thống PCCC cần bảo trì

Một công trình tòa nhà với nhiều hệ thống phòng cháy chữa cháy khác nhau. Thường được kết nối thành một chuỗi liên kết liền mạch và hoạt động tuần tự. Mỗi hệ thống có một đặc điểm kỹ thuật và nguyên tác hoạt động riêng. Sau đây chúng tôi điểm qua một vài hệt hống chính, cơ bản thường có.


1. Bảo trì hệ thống báo cháy

– Hệ thống báo cháy chính là người quan sát 24/24 hoàn toàn tự động. Cảnh báo cháy ngay từ khi có dấu hiệu phát sinh đám cháy. Chính vì tầm quan trọng của nó mà việc bảo trì, ảo dưỡng cho hệ thống này cần tỉ mỉ, chi tiết cả phần cứng và phần mềm. Hệ thống báo cháy có báo khói và báo nhiệt, mỗi hệ thống có khu vực, tính năng và hệ thống hoạt động cảnh báo khác nhau. Việc bảo trì cần lực lượng chuyên môn cao và thử nghiệm nhiều lần trước khi đưa hệ thống vào vào động.

Việc bảo trì hệ thống báo cháy gồm :

– Vệ sinh và rà soát tủ báo cháy trung tâm của hệ thống. Kiểm tra nguồn điện và điện trong bình ắc quy cung cho tủ điều khiển. Đầu báo nhiệt, đầu báo khói được tháo rời, vệ sinh và test bằng máy cầm tay.
– Vệ sinh và kiểm tra nút nhấn khẩn cấp báo cháy, hệ thống chuông báo cháy, còi báo động cho từng vị trí. Kiểm tra nguồn điện cấp.
– Kiểm tra và kiểm tra đấu nối lại đường dây tín hiệu nếu như có dấu hiệu hư hỏng, nước ngấm vào, rỉ sét hoặc côn trùng phá.
– Rà soát đấu nối liên hết lại toàn hệ thống, cho chạy thử nghiệm theo tình huống giả định như thật. Bàn giao cho bộ phận chuyên trách cách vận hành xử lý từng tình huống cụ thể.

 

2. Bảo trì hệ thống chữa cháy tự động sprinkler

Hệ thống chữa cháy tự động sprinkler là hệ thống chữa cháy sử dụng vòi xả kín luôn ở chế độ thường trực. Các vòi phun tự động này chỉ phun nước khi nhiệt độ môi trường tại đó đạt đến một giá trị kích hoạt nhất định. Vì vậy hệ thống chữa cháy tự động sprinkler chỉ có khả năng chữa cháy theo điểm (chữa cháy cục bộ) trên một diện tích bảo vệ nhất định.

Hệ thống chữa cháy sprinkler được sử dụng để bảo vệ các cơ sở có mức độ nguy cơ cháy thấp, nguy cơ cháy trung bình. Đặc điểm chính của hệ thống chữa cháy tự động này là trong đường ống luôn chứa đầy nước hoặc hoá chất và được duy trì ở một áp lực nhất định. Theo tiêu chuẩn áp lực nước đã được cài đặt cho phù hợp với khả năng phun nước chữa cháy cho từng công trình (áp lực đó có thể được duy trì bằng bơm bù hoặc bể nước có khí nén).

Các bước bảo trì hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler

– Tháo đầu phun Sprinkler khỏi hệ thống chữa cháy tự động
– Tháo, vệ sinh, kiểm tra tình trạng các chi tiết đầu phun Sprinkler
– Khử cặn trong đường ống cấp nước cho đầu phun sprinkler
– Bảo trì hệ thống van, hệ thống điều khiển bơm
– Bảo trì bơm chữa cháy trong hệ thống chữa cháy tự động

 

3. Bảo trì hệ thống chữa cháy vách tường

– Hệ thống chữa cháy vách tường là hệ thống chữa cháy phổ biến bậc nhất cho các công trình lớn. Thường được lắp dặt bám xung quanh các vách tường, cầu thang thoát hiểm, hành lang , ha hầm để xe. Việc cung cấp nước chữa cháy được cung cấp bởi hệ thống bơm tự động liên kết với hệ thống họng lấy nước. Khi kích hoạt  chữa cháy bằng hệ thống chữa cháy bán tự động này. Chúng ta chỉ cần mở van khoá tại tủ PCCC, ngay lập tức dòng nước áp lực cao sẽ phun ra chữa cháy. Hệ thống bơm nước sẽ tự động làm việc để cung cấp nước chữa cháy với một áp lực đã được cài đặt. Nhằm đáp ứng áp lực cho việc phun nước xa nhất khi chữa cháy

Các bước bảo trì hệ thống chữa cháy vách tường

– Kiểm tra thường xuyên và sửa chữa hư hỏng nhẹ, đảm bảo thiết bị nằm đúng vị trí và sẵn sàng hoạt động. Máy bơm xăng, diesel, các đường ống, sprinkler và valve cứu hỏa phải đảm bảo đủ nhiên liệu, sạch sẽ, sẵn sàng hoạt động
– Chạy máy bơm 5-15ph, kiểm tra toàn bộ hệ thống chữa cháy
– Xem máy bơm có bị quá nhiệt hay quá tải không
– Kiểm tra các đồng hồ volt, ampe xem điện áp nguồn như thế nào
– Xem xét chế độ hoạt động của tủ
– Kiểm tra các cầu giao tổng, cầu giao điều khiển máy bơm xem có hoạt động bình thường, và ổn định không
– Rơle và thiết bị hẹn giờ trễ xem tiếp điểm có đóng ngắt bình thường.
– Kiểm tra máy bơm phòng cháy chữa cháy dầu diesel xem có tăng nhiệt vượt quy định, tốc độ quay có bình thường cũng như tình trạng rò rỉ dầu nhớt của máy.
– Xem các đường ống dẫn nước phòng cháy chính dẫn lên các tầng xem có bị rò rỉ không, và kiểm tra đồng hồ đo áp lực nước xem còn hoạt động hoặc hư hỏng gì không

 

4. Bảo trì hệ thống máy bơm PCCC

Máy bơm PCCC là thiết bị quan trong cho các công trình lớn. Đáp ứng như cầu sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy. Máy bơm có tác dụng cung cấp nước với áp lực cao tới các hệ thống chữa cháy. Truyền tới các hệ thống chữa cháy tự động hoặc vòi cứu hỏa nối dài để chữa cháy. Máy bơm được trang bị cho các nhà máy xí nghiệp, các tòa nhà chung cư hoặc cao ốc văn phòng. Có 3 loại máy bơm thường dùng là diesel, máy bơm điện, máy bơm dầu.

Các bước bảo trì hệ thống máy bơm PCCC

– Kiểm tra toàn bộ bulong ốc vít bắt chặt các bộ phận, các mối liên kết, các chi tiết, các đầu dây điện hay không. Đặc biệt chú ý ốc bắt bánh xe đà đối với các loại bánh rơ moóc. Kệ đỡ bình điện cần ổn đinh, ko được xê dịch, chuyển động khi máy chạy
– Kiểm tra nước làm mát cho máy bơm cứu hoả, kiểm tra mức nhiên liệu luôn đầy đủ, dầu bôi trơn đảm bảo đúng mức vạch quy định, không bị rò chảy.
– Kiểm tra hệ thống điện dẫn truyền, sự bắt chặt bình ac quy với kệ đỡ. Bắt chặt đầu nối tiếp xúc ắc quy, mức dung dịch chữa trong bình điện (bình nước)
– Khởi động – động cơ máy bơn PCCC, kiểm tra độ kín của các chân zoong mồi nước, cho bơm ly tâm. Đặc biệt chú ý dầu bôi trơn  đối với máy khi hút chân không.
– Kiểm tra các trang thiết bị phụ trợ chữa cháy trang bị theo máy bơm nước chữa cháy tại vị trí

 

5. Bảo trì hệ thống exit, chiếu sáng khẩn cấp

Hệ thống chiếu sáng PCCC thông thường bao gồm. Các đèn chiếu sáng cho các cửa thoát nạn EXit, các hệ thống đèn chiếu sáng sự cố ( đèn chiếu sáng khẩn cấp). Các đèn Exit thì hoạt động liên tục không ngừng 24/24h còn các đèn chiếu sáng khẩn cấp chỉ hoạt động khi hệ thông điện chính bị ngắt khi có sự cố cháy xảy ra. Nó có tác dụng hướng dẫn, chỉ đường cho người trong khu vực thoát nạn nhanh nhất tới khu vực an toàn. Chiếu sáng khu vực làm việc, đường di chuyển hành lang trong mọi khu vực.

Việc bảo trì hệ thống chiếu sáng sự cố rất quan trọng vì nguy cơ cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Việc thiếu ánh sáng khẩn cấp sẽ dẫn tới nguy cơ không thể thoát nạn hoặc chạy vào nơi nguy hiểm hơn.

Việc bảo trì hệ thống chiếu sáng PCCC gồm

– Ngắt điện tạm thời khu vực thi công bảo trì điện
– Làm vệ sinh bụi bẩn bám trên các thiết bị chiếu sáng
– Kiểm tra đường dẫn điện xem có hư hỏng gì không, có thì cần thay thế đấu nối cho an toàn
– Thay thế các bóng đèn bị ờ, hết hạn sử dụng, bị hư hỏng
– Kiểm tra bình điện của đèn, đo dung lượng điện, kiểm tra hạn sử dụng
– Kiểm tra đường dẫn với hệt hống điện chính, rơ le tự động chiếu sáng và ngát với điện chính
– Dóng điện và cho chạy test ngay sau khi lắp đặt thay thế xong

 

6. Bảo trì hệ thống bình chữa cháy

Bình chữa cháy là thiết bị phổ biến rộng rãi nhất trong các loại thiết bị chữa cháy. Nó đơn giản dễ dùng và trang bị ở tất cả mọi nơi, mọi công trình và nhà ở. Bảo trì bình chữa cháy không những là quy định bắt buộc chung theo luật PCCC. Mà còn là để đảm bảo an toan cho bình hoạt động tốt khi có sự cố cháy xảy ra bất chợt. Việc bảo trì được quy định thường là 1 năm 1 lần. Dù đã sử dụng hay chưa đều phải được công ty chuyên nghiệp kiểm tra đánh giá. Nạp xạc lại và dán tem kiểm định trên mỗi bình cứu hỏa. Nếu không thực hiện bảo trì bình thường xuyên. Sẽ có nguy cơ dẫn đến bình bị rỉ sét do thời tiết, mua gió. Hư hỏng chốt an toàn, bột trong bình đặc cứng, áp suất khí trong bình bị giảm không thể đẩy bột đi xa ….

 

7. Kiểm tra và bảo dưỡng đầu báo khói, báo cháy

– Sau đây xin chia sẻ với quý vị và các bạn cách kiểm tra và vệ sinh đầu vào khói, báo cháy của hệ thống cứu hoả. Thưa quý vị và các bạn, hiện nay trong mỗi toà nhà cao tầng như văn phòng chung cư v..v. Đều phải lắp đặt hệ thống cứu hoả như vòi phun nước, đầu báo khói đầu bao nhiệt. Nhằm đảm bảo khi xảy ra cháy hệ thống sẽ giúp chúng ta hạn chế những rủi ro về người và tài sản. Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ với quý vị và các bạn cách kiểm tra và vệ sinh đầu báo khói, báo cháy

– Để tiến hành kiểm tra đầu báo khói, báo cháy. Ta cần chuẩn bị thang chữ A, đồng hồ đo điện, kìm, tô vít, bút đo điện, chổi sơn và khăn lau sạch. Đầu tiên ta tháo đầu báo khói xuống, ta xoay theo một góc 30 độ. Sau đó ta làm vệ sinh đầu báo khói. Tiếp theo dùng đồng hồ đo điện, điện áp phải đủ từ 18 đến 24 V. Khi tháo đầu báo khói xuống ta tiến hành vệ sin bằng chổi sơn và khăn lau sạch. Sau đó ta lau bằng khăn lau, sau khi ta đã kiểm tra và vệ sinh xong đầu báo khói, ta tiến hành lắp đặt trở lại đầu báo khói, báo cháy

 

8. Bảo trì tủ điện của hệ thống bơm PCCC

Bước 1 : Treo biển đang bảo dưỡng khu vực của ra vào nơi bảo dưỡng
Bước 2 : Mở khoá tủ và tắt Aptomat điều khiển, tắt nguồn điện cho máy bơm 1, máy bớm 2… và Aptomat bơm tổng. đảm bảo chắc chắn đã ngắt nguồn điện để an toàn khi bảo dưỡng
Bước 3 : Kiểm tra lại bằng cách dùng bút điện test thử lại xem đã hoàn toàn ngắt điện hay chưa rồi mới tiến hành các bước tiếp theo
Bước 4 : Dùng chổi sơn lau dọn bụi bẩn bẩn trong tủ. dọn sạch từ trên xuống, trong các khe của các thiết bị một cách kỹ lưỡng
Bước 5 : Dùng máy bút bụi cầm tay hút các bụi bẩn mới quét xong
Bước 6 : Dùng tay kiểm tra xem các Role (rơ le, Relay) xem có bị lỏng ra không, nếu lỏng thì dùng tô vít xiết lại cho chắc chắn, kiểm tra các đầu mút có bị biến dạng hay không khi nguồn điện chạy qua do phát sinh nhiệt
Bước 7 : Dùng tô vít xiết lại toàn bộ ốc vít các ốc trong hệ thống đảm bảo, đủ chắc chắn
Bước 8 : Dác dây điện nếu không gọn gàng, ta dùng dây thít gọn lại từng bộ phận cho gọn gàng
Bước 9 : Dùng khăn lau, lau sạch sẽ bên ngoài tủ, xung quanh tủ, kiểm tra xem có bị ảnh hưởng của môi trường như dột nước vào tủ hay không
Bước 10 : Chỉnh cho các nút điều khiển bên ngoài tủ cho ngay ngắn, đúng chiều
Bước 11 : Đóng điện trở lại ( ngược lại với quy trình ngắt điện lần lượt như khi ngắt điện )
Bước 12 : Đóng tủ, tháo biển cảnh báo bảo dưỡng

 

Tìm đơn vị chuyên nghiệp bảo trì hệ thống PCCC ở đâu ?

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều công ty nhận thực hiện việc bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy. Nhưng tìm một nhà cung cấp dịch vụ có năng lực thực sự, chuyên nghiệp để thực hiện thì không dễ. Việc bảo trì cần các kỹ thuật viên được đào tạo chuyên nghiệp về chuyên ngành PCCC. Nắm vũng thiết kế, tính năng tác dụng của mỗi hệ thống lẻ trong hệ thống chung PCCC. Hiểu được vấn đề an toàn, nguy cơ cao ảnh hưởng tới tính mạng, tài sản và việc sản xuất kinh doanh. Của đơn vị chủ quản mà thực hiện bảo trì mang tới chất lượng hoàn hảo cho công trình. Chúng tôi khuyên bạn nên tìm nhà cung cấp dich vụ bảo trì chữa cháy có kinh nghiệm, có nhân lực chuyên môn cao. Và đặc biệt có hồ sơ tốt với các công trình đã thực hiện gần đây để trao gửi niền tin và an toàn.

 

Chi phí bảo trì hệ thống PCCC ?

Mỗi công trình xây dựng lại có một thiết kế, đặc điểm xây dựng hệ thống PCCC khác nhau. Khác nhau về thiết kế, quy mô, số lượng, cấu trúc toàn nhà… Một số chủ đầu tư công trình cũng có yêu cầu bảo trì từng hệ thống cụ thể , chi tiết cho các giai đoạn, bộ phận khác nhau. Chi phí bảo trì PCCC tùy thuộc vào nhiều yếu tố trên nên. Khi quý khách có nhu cầu bảo trì hệ thống PCCC thì hãy liên hệ với chúng tôi. Thiên Tín Phát sẽ có đội ngũ nhân viên kỹ thuật tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế, cụ thể, chi tiết. Sau đó cúng tôi sẽ có báo giá cụ thể về các loại thiết bị cần thiết, thời gian và kế hoạch triển khai. Chúng tôi cam kết lấy chất lượng an toàn cho công trình là ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi luôn cam kết về giá cả sẽ cạnh tranh và phù hợp với chất lượng thiết bị của công trình. Chúng tôi thực hiện và hy vọng được cùng đồng hành cùng quý khách trong việc sản xuất, kinh doanh với dịch vụ bảo trì PCCC tốt nhất.

 

Tại sao chọn Thiên Tín Phát bảo trì hệ thống PCCC

Thiên Tín Phát  là đơn vị chuyên nghiệp trong cung cấp thiết bị PCCC, giám sát, thi công các công trình PCCC. Đi song song là cung cấp dịch vụ kiểm định hệ thống chống sét, nạp xạc bình chữa cháy và bảo trì hàng năm chuyên ngành. Chúng tôi với đội ngũ kỹ sư và kinh nghiệm lành nghề được đào tạo cơ bản để thực hiện tốt các công trình lớn trước tới nay. Các công trình yêu cầu khắt khe về tính chuyên nghiệp trong thực hiện và thi công PCCC. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn và mọi dịch vụ PCCC .

Hotline: 0911 613 663

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *