Thi công hệ thống điện nhà xưởng đòi hỏi bạn phải sở hữu bản vẽ CAD điện nhà xưởng đáp ứng đầy đủ tiêu chỉ an toàn, hiệu quả, đáp ứng nghiêm ngặt các quy trình lắp đặt điện. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nhà thầu thi công hệ thống cơ điện M&E Thiên Tín Phát để nắm rõ về loại bản vẽ này và vận dụng vào trong thực tế một cách chính xác nhất nhé.
Nội dung
Đặc điểm của bản vẽ CAD điện nhà xưởng
CAD là viết tắt của Computer Aided Design, là quy trình thiết kế gồm phác thảo, dựng mô hình, lắp ráp và xuất bản vẽ dưới sự hỗ trợ của máy tính. Đây là phương pháp thể hiện các bản vẽ 2D, 3D cho hệ thống điện nhà xưởng. Một bộ phần mềm thiết kế CAD gồm có 3 module chính:
- Modeling: dùng để vẽ phác thảo và dựng mô hình 3D
- Assembly:dùng để lắp ráp các chi tiết đơn lẻ thành cụm chi tiết tổng thể lớn hơn
- Drafting: xuất bản vẽ cùng đầy đủ thông tin đi kèm như mặt cắt, mặt phẳng, kích thước, độ cứng, độ nhám bề mặt,…
Ưu điểm của phương pháp CAD vào thiết kế hệ thống điện nhà xưởng:
- Tạo bản vẽ và sửa lỗi trên bản vẽ dễ dàng hơn
- Cho góc nhìn linh hoạt để dựng mô hình 3D và phóng to nhỏ chi tiết
- Độ chính xác cao hơn
- Lưu trữ, quản lý và tái sử dụng các bản vẽ
- Phân tích, mô phỏng và kiểm tra trên bản vẽ CAD dễ dàng hơn.
Lưu ý khi xây dựng bản vẽ CAD điện nhà xưởng
Bản vẽ CAD điện nhà xưởng phải đáp ứng các tiêu chí sau:
– Thể hiện rõ mặt bằng, mặt cắt bố trí các thiết bị điện và phù hợp với mặt bằng bố trí tổng thể của nhà xưởng.
– Dễ đọc, dễ hiểu, tuân thủ các quy định về thể hiện thông tin, ký hiệu, tỷ lệ, chú thích, thể hiện rõ ràng bố trí từng khu vực cũng như toàn hệ thống điện nhà xưởng.
– Dễ dàng truy cập, chỉnh sửa, mọi thao tác chỉnh sửa trên CAD được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng.
– Đảm bảo hiệu quả vận hành bằng cách đối chiếu bản vẽ với những dự toán về khối lượng và công suất hoạt động
– Đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế điện công nghiệp theo các văn bản quy định:
- Ký hiệu bằng hình vẽ trên sơ đồ
- Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp
- Quy phạm thiết bị điện: Tiêu chuẩn ngành 11TCN – 18/19/20/21-2006
- Trạm biến áp trọn bộ công suất đến 1000KVA, Điện áp đến 20KV
Quy trình lên bản vẽ CAD điện nhà xưởng
Bạn cần nắm rõ quy trình dưới đây nếu muốn xây dựng hệ thống điện nhà xưởng tốt nhất đảm bảo yêu cầu vận hành cho toàn bộ hệ thống:
Bước 1: Khảo sát thực tế
Thu thập yêu cầu, thông tin dự án
Bước 2: Thiết kế mạng cao áp
Xác định vị trí đặt cột điện cao áp, cách đi dây điện vào nhà xưởng, số chuỗi sứ, loại trụ điện nên dùng.
Bước 3: Thiết kế mạng hạ áp
Bản vẽ mạng điện hạ áp phải xác định đúng vị trí đặt trụ điện, cách đấu nối và dẫn dây điện.
Bước 4: Thiết kế hệ thống chiếu sáng
Bản thiết kế cần đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật về mức độ chiếu sáng. Vị trí giữa các bóng đèn, số lượng bóng đèn trong 1 khu vực.
Bước 5: Thiết kế bù công suất
Tùy thuộc vào công suất tải điện mà thiết kế tụ bù khác nhau. Do đó, bản vẽ chi tiết sẽ giúp việc lắp đặt chính xác và an toàn.
Thiết kế hệ thống điện nhà xưởng Thiên Tín Phát
Nhà thầu cơ điện Thiên Tín Phát có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thiết kế lắp đặt hệ thống điện chuyên nghiệp, đội ngũ nhân viên tay nghề cao, đảm bảo mang lại hiệu quả tuyệt đối. Chúng tôi cam kết mang lại công trình được thi công bài bản, đảm bảo tiến độ và yêu cầu thẩm mỹ. Công ty chúng tôi đã và đang là người bạn đồng hành cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước.
Với những kinh nghiệm thực tế, Thiên Tín Phát sẽ thiết kế bản vẽ điện nhà xưởng theo đúng yêu cầu khách hàng, tư vấn hệ thống điện phù hợp nhất. Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết, xin mời bạn liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0911.613.663 để được hỗ trợ trực tiếp.