Nội dung
Nhà máy xí nghiệp lớn có số lượng máy móc và thiết bị rất nhiều với số lượng lớn, giá trị cao. Sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị hư hỏng, nên chí phí cho sửa chữa và thay thế thiết bị là rất lớn. Nhưng việc thay thế sửa chữa sẽ mất thời gian làm gián đoạn quá trình sản xuất gây tổn thất không nhỏ. Vì thế, bảo trì hệ thống điện công nghiệp nhà máy thường xuyên sẽ tránh khỏi những vấn đề này. Thiên Tín Phát là đơn vị uy tín số 1 cung cấp dịch vụ lắp đặt và bảo trì hệ thống cơ điện nhà xưởng trọn gói.
Lợi ích của việc bảo trì hệ thống điện công nghiệp định kỳ
- Có nhiều nhà máy, xí nghiệp xảy ra cháy nổ do chập điện, rò rỉ điện do mạch điện chập chời không đối nối kỹ, sử dụng băng keo không chất lượng dẫn đến quá tải điện, dây tải kém chất lượng hoặc do côn trùng phá cắn,..
- Việc bảo dưỡng công nghiệp giúp giảm thiểu chi phí khấu hao và ngăn ngừa hư hỏng của thiết bị máy móc.
- Việc bảo trì điện công nghiệp nhà máy mang lại nhiều lơi ích khác như: ngăn ngừa sự gián đoạn trong quá trình sản xuất.
- Thực tế chứng minh việc áp dụng bảo trì định kỳ cho hệ thống điện công nghiệp, giúp nhà máy tiết kiệm cho phí hơn rất nhiều so với việc sắm máy mới.
- Bảo dưỡng định kỳ sẽ tăng tuổi thọ sử dụng của thiết bị, giúp cho máy móc hoạt động hết công suất, tăng thời gian sử dụng đạt hiệu quả cao.
- Ngoài ra, giúp bạn tránh được những sự cố sửa chữa khẩn cấp, dễ dàng quản lý hoạt động sản xuất.
Bảo trì hệ thống điện công nghiệp là gì?
Công việc bảo trì điện công nghiệp gồm rất nhiều khâu như:
- Tiến hành khảo sát, đo lường sau đó ghi nhận tình trạng của máy móc trong nhà máy.
- Lên kế hoạch quản lý bảo dưỡng các thiết bị, dụng cụ , dây truyền sản xuất,..
- Lựa chọn những thiết bị phù hợp cho việc thay thế linh kiện, phụ kiện của thiết bị.
- Tiến hành thao tác tháo, lắp, bảo trì thiết bị, máy móc.
Các sự cố xảy ra đối với hệ thống điện trong nhà máy, nhà xưởng
Nhà xưởng và nhà máy công nghiệp thường xảy các sự cố như :
- Mất điện: nguồn điện không ổn định, điện áp quá thấp hoặc quá cao, bị chập điện, ..
- Hệ thống điện bị nóng cháy, bị dò điện, động cơ điện bị kẹt chạy không ổn định,..
- Hệ thống truyền động bị rung sóc quá mức: vòng bị bị hỏng, kết cấu cơ khí bị hỏng,..
- Trạm biến áp quá tải gây sự cố, mất điện lưới;
- Bộ điều khiển và cảm biến bị hỏng và còn rất nhiều sự cố khác
- Khí cụ điện bị hỏng: khởi động từ, Rele, cầu chì.
Hướng dẫn bảo dưỡng, bảo trì hệ thống điện công nghiệp nhà máy nhà xưởng
Một số thiết bị đo đa năng kiểm tra an toàn lắp đặt mạng điện trong nhà máy, nhà xưởng: Đo điện áp tần số, Đo cách điện, Đo tổng trở vòng lặp Z-loop (L-PE), Đo điện trở liên tục, Đo điện trở đất 3P Earth, Đo tổng trở nguồn Z-line (L-N)
Khi hệ thống điện công nghiệp xảy ra sự cố, bạn đừng lo lắng mà hãy làm theo 4 bước sau đây để khắc phục những sự cố điện kịp thời.
Bước 1: Trước tiên cần cách ly khu vực chập điện.
Sau đó đưa các thiết bị khác hoạt động trở lại bình thường
Bước 2: Tiến hành kiểm tra sơ bộ
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện như: dây dẫn, các mạch đấu nối, tải ở trên các đường dây dẫn, tải của những thiết bị đóng ngắt
- Tiến hành kiểm tra điện có bị hỏng không bằng mắt thường và bút thử điện.
- Sử dụng thiết bị đo dòng dò, kiểm tra xem có bị lộ điện hay không và bị ở đâu?
- Kiểm tra hệ thống tiếp đất, nối đất, cọc tiếp địa,.. có đấu nối đảm bảo hay không.
- Kiểm tra cách điện của các thiết bị có nguy cơ bị dò điện như như biến áp, điện trở nhiệt, động cơ, ….Nhiều trường hợp, do hoạt động lâu ngày mà các thiết bị điện bị oxi hoá, ẩm ướt lam cho cách điện giảm gây ra dò diện. Vì thế cần phải thường xuyên kiểm tra cách điện, nhất là trong thời gian bảo trì.
- Sau khi tiến hành kiểm tra sơ bộ thì có thể trao đổi kết quả kiểm tra của mình cho đơn vị bảo trì điện công nghiệp để quá trình xử lý đảm bảo nhanh và chính xác nhất.
Bước 3: Phân tích nguyên nhân và phương hướng giải quyết tốt nhất
Bước 4: Tiến hành thay thế máy móc.
- Cân bằng với hệ thống pha trên hệ thống điện 3 pha
- Thay thế các đoạn dây kém chất lượng: do côn trùng phá hại hoặc đấu nối không đúng quy cách,.. chỉnh lại thiết bị của từng khu vực.
- Thay thế cũng như chỉnh sửa lại các thiết bị điện của từng khu vực
Bước 5: Kiểm tra hệ thống điện chạy ổn định chưa
Trường hợp công ty xý nghiệp của bạn không có thợ điện, hoặc thợ điện có chuyên môn thấp thì tốt nhất nên thuê dịch vụ của công ty chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn nhất.
Quy trình sửa chữa, bảo trì điện công nghiệp trong nhà máy, xí nghiệp, nhà xưởng của Thiên Tín Phát
Tại Thiên Tín Phát chúng tôi có quy trình bảo trì chuyên nghiệp với các bước như sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin yêu cầu từ khách hàng
Bước 2: Tiến hành kiểm tra tổng quát
- Kỹ sư sẽ tiến hành kiểm tra và theo dõi ghi các thông số như: tần số dòng điện, dòng điện từng pha, hệ số công suất , điện áp từng pha. Sau đó đối chiếu với thông số cũ của ngày hôm qua.
- Khảo sát hiện trạng, lập kế hoạch bảo dưỡng, phương án sữa chữa ít tốn kém và hiệu quả nhất cho khách hàng.
Bước 3: Tiến hành kiểm tra chi tiết:
- Kiểm tra bên ngòai và bên trong tủ điện, kiểm tra điện áp của mỗi pha. Đo dòng điện theo các pha, đo điện áp theo thứ tự của pha;
- Kiểm tra bên ngoài và bên trong tủ điện phân phối theo các tầng , các phòng. Tiến hành đo điện áp và kiểm tra đèn chỉ báo và đèn chỉ thị trên mặt tủ điện
- Kỹ sư tiến hành kiểm tra công suất tiêu thụ điện và so sánh với kết quả đo, để xác định lượng điện năng hao hụt đi. Sau đó, đo kiểm và căn chỉnh dòng điện tương ứng với công suất từng thiết bị điện theo như tủ phân phối.
- Tiến hành điều chỉnh lại tải tiêu thụ của các pha để cân bằng dòng điện ở các pha.
- Tiến hành kiểm tra và hiệu chỉnh lại đồng hồ đo đếm.
- Đấu nối những thiết bị trong tủ phân phối, vệ sinh thiết bị trong tủ
- Ghi chép lại những thông số trên vào sổ nhật ký theo dõi.
Bước 4: Bảo trì hệ thống điện
- Tiến hành kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng bên trong và bên ngoài nhà xưởng, tòa nhà, nhà máy,.. Sau đó thay thế đèn bị hỏng, dây dẫn bị hỏng, dây không đảm bảo chất lượng
- Lắp đặt những thiết bị bảo vệ theo đúng quy cách và đúng công suất tiêu thị điện.
- Kiểm tra các mối nối tiếp xúc của thiết bị điện và hàn lại những mối nối không đảm bảo an toàn kỹ thuật.
- Theo dõi và kiểm tra tình trạng của từng thiết bị sau đó ghi chú lại theo giai đoạn bảo trì.
Bước 5: Chạy thử
Bước 6: Bàn giao cho khách hàng nghiệm thu và thanh toán.
Chúng tôi mong muốn khách hàng hợp tác để cùng lên phương án linh động, giúp cho việc hợp tác và xử lý diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt nhất.
Tại sao nên sử dụng dịch vụ bảo trì hệ thống điện công nghiệp trong nhà máy của Thiên Tín Phát
- Thiên Tín Phát có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, thi công và bảo dưỡng hệ thống điện công nghiệp, dây chuyền sản xuất cho nhà xưởng, nhà máy,..
- Có đội ngũ nhân viên, kỹ sư,… đông đảo có tay nghề cao, chuyên môn vừng, được đào tạo bài bản , làm việc rất năng động có tính trách nhiệm cao.
- Trang thiết bị máy móc hiện đại, đảm bảo thời gian bảo dưỡng nhanh chóng, chất lượng tốt, , đảm bảo mục đích sản xuất ổn định, tăng năng suất và đảm bảo giá cả kinh tế.
- Báo giá bảo trì hệ thống điện trong các nhà máy, xưởng sản xuất, xí nghiệp một cách rõ ràng, công khai để cho khách hàng nắm rõ.
- Xuất hóa đơn VAT cho quý công ty và doanh nghiệp (nếu có nhu cầu)
- Tác phong chuyên nghiệp xứng tầm với những khách hàng nước ngoài có quy định nghiêm nghặt nhất về phong cách làm việc.
- Chúng tôi hiện là đối tác chiến lược của nhiều hãng cung cấp thiết bị công nghiệp lớn, đảm bảo chất lượng cũng như chi phí bảo dưỡng
- Cam kết bảo mật thông tin khách hàng.
- Thiên Tín Phát có kinh nghiệm hợp tác với rất nhiều khách hàng lớn trong nước và nước ngoài.
- Chúng tôi sử lý sự cố rất nhanh, tránh thiệt hại trong hoạt động sản xuất, đảm bảo an toàn, xử lý đúng sự cố,.. không mất nhiều thờ gian kiểm tra các thiết bị liên quan.
Quý khách hàng, công ty, quý doanh nghiệp có nhu cầu bảo trì hệ thống điện công nghiệp nhà máy hoặc dịch vụ liên quan, xin vui lòng liên hệ qua hotline để được tư vấn và biết thêm thông tin chi tiết.
- Holine: 0911.613.663
- Email: thientinphat999@gmail.com