Ngày nay, thì việc thiết kế trạm biến áp đạt chuẩn và tốt mang đảm bảo an toàn cho các công trình vô cùng quan trọng. Trạm biến áp được dùng để truyền tải công suất điện tới nơi tiêu thụ. Chính vì thế việc đưa ra giải pháp tăng điện áp để giảm giá thành đầu tư đường dây và hạn chế tổn thất công suất là một lựa chọn tốt nhất. Bài viết sau đây của nhà thầu cơ điện M&E Thiên Tín Phát sẽ giúp cho khách hàng lựa chọn được đơn vị thiết kế trạm biến áp tốt nhất hiện nay.
Nội dung
Nhà thầu cơ điện M&E Thiên Tín Phát – Thiết kế trạm biến áp
Có thể thấy lượng công suất truyền tải điện càng lớn thì điện áp càng cao. Điện áp thường được phân thành 4 cấp điện:
– Hạ áp: bao gồm những điện áp nhỏ hơn 1KV.
– Cao áp: 500KV; 220KV; 110KV; 66KV.
– Trung áp: 6KV; 10KV; 15KV; 22KV; 35KV.
– Siêu cao áp: có điện áp cao 500 KV.
Theo phân loại ở trên thì lại có 2 tên trạm biến áp phân loại trạm biến áp theo điện lực:
– Trạm biến áp phân phối hay trạm biến áp phân Xưởng: Nhận điện áp 35 KV – 6 KV biến đổi thành điện áp ra 0,4 KV – 0,22 KV. Đối với loại điện áp này thường được dùng trong mạng hạ áp dân dụng tòa nhà, thường thấy là trạm 22/0,4 KV.
– Trạm biến áp Trung gian: Biến đổi điện áp ra 35 KV – 15 KV sau khi nhận từ 220 KV – 35 KV theo nhu cầu sử dụng.
Công suất của trạm biến áp: Công suất biểu kiến Trạm phổ biến: 50; 75; 100; 160; 180; 250; 320; 400; 500; 560; 630; 750; 800; 1000; 1250; 1500; 1600; 1800; 2000; 2500 KVA. Công suất của trạm biến áp sẽ gồm có các máy biến áp có cấp điện áp sơ/thứ cấp: 35/0.4KV; 22/0.4 KV; 6.3/0.4 KV.
Những yêu cầu khi thiết kế trạm biến áp:
Thứ nhất: Tìm hiểu và tiếp nhận thông tin từ khách hàng: Tìm hiểu về khách hàng( khách hàng cần trạm biến áp như thế nào, dùng trong lĩnh vực gì,…).
Thứ hai: Yêu cầu khảo sát chọn vị trí của trạm biến áp:
+ Vị trí chọn cho trạm biến áp phải gần trung tâm phụ tải, như vậy sẽ giảm tối thiểu bán kính cúp điện.
+ Khi đã chọn được vị trí thuận lợi sẽ thuận tiện hơn trong việc đấu nguồn cung cấp.
+ Sẽ thuận lợi cho kết nối xuất tuyến 0.4KV.
+ cuối cùng sẽ thuận tiện cho việc thi công và quản lý vận hành.
Thứ 3: chọn máy biến áp phù hợp là yêu cầu rất quan trọng vì chọn máy biến áp phải đạt yêu cầu sau:
+ Lựa chọn máy phải phù với mặt bằng công trình.
+ Ngoài ra còn phải phù hợp với địa chất, thủy văn, đặc điểm khí hậu và môi trường.
+ Tất cả các kiểu máy biến áp đang được Nhà thầu cơ điện M&E Thiên Tín Phát sử dụng: Trạm biến áp trong nhà(xây; kín), Trạm biến áp ngoài trời( bệt, hở, trệt, mặt đất), Trạm biến áp trên cột (dàn, treo), Trạm trụ, trạm kios.
Thứ 4: Chọn được dung lượng máy biến áp:
+ Thiên Tín Phát sẽ lựa chon các thiết bị đóng cắt đo lường và bảo vệ như: TI, LA, Kwh, CD, TU, LBS, Recloser, Kvarh.
+ Lựa chọn theo công suất những yêu cầu tính toán phụ tải, có những khả năng phát triển trong tương lai.
Thứ 5: Thiên Tín Phát sẽ lên kích thước và thiết kế trạm biến áp tốt nhất:
+ Thiết kế trạm biến áp cho nhà máy: Điện cho khối sản xuất , sẽ cung cấp cho dây chuyền sản xuất, điện cho khối diện tích.
Nếu công suất nhỏ ( S tổng < 1000KVA ) thì gộp chung để dùng 1 MBA.
+ Trạm biến áp chung cư: Cần tách tải riêng khối dịch vụ và khối căn hộ
Với công suất tổng (S tổng lớn hơn 1600 KVA). Dùng 1 MBA khi công suất tổng ( S < = 1600 KVA).
Thứ 6: Tính toán chọn lựa hệ thông gió phù hợp cho phòng trạm:
Q= H/ Cp*d* (T2- T1).
Trong đó: H: Lượng nhiệt đo MBA và thiết bị phát ra( J/h).
T1 : Nhiệt độ ngoài trời ( 40 độ C)
d: Trọng lượng riêng của không khí ( 1.2kg/m3)
T2 : Nhiệt độ trong phòng ( 30 độ C).
Cp: Nhiệt dung riêng của không khí ( 1006kg/ J*OC)
Thứ 7: Tính toán hệ thống tiếp địa do đơn vị kỹ sư làm:
+ Dây tiếp địa trạm biến áp: S = 120mm2 ( max )
Điện trở nối đất của hệ thống, Cọc tiếp địa.
+ Khoảng cách giữa pha có điện với tường : (tối thiểu 0.6m) . Thường lấy 0.8m.
+ Tính toán kích thước của trạm biến áp: Khoảng cách giữa máy biến áp : 3m ( không rào chắn ) khoảng cách giữa pha MBA1 -> MBA2
+ Các thiết bị khác : Tủ điện , máy Phát , MBA, Tủ trung thế, Cáp trung thế.
+ Các thiết bị dùng điện ( đèn – ổ cắm , điều hòa , máy bơm , quạt, BNL , bếp từ , tủ lạnh ) có tiếp địa vở.
+ Hệ thống tiếp địa an toàn và tiếp địa làm việc cho công trình : Tiếp Địa An Toàn (Rtd <= 4 ôm).
+ Các thiết bị truyền dẫn : Ống thép cho hệ thống chữa cháy , ống cấp nước bằng kim loại , thang máng cáp , busway , bồn chứa dầu
+ Khoảng cách an toàn của hành lang thao tác: Chiều cao : 3.5-4m.
Giải đáp thắc mắc khi thiết kế trạm biến áp – Thiên Tín Phát
Nhà thầu cơ điên M&E Thiên TÍn Phát thực sự chuyên nghiệp?
Nhà thầu chúng tôi đã trải quan chặn đường 9 năm trong lĩnh vực thiết kế và thi công điện. Nên quý khách hàng có thể an tâm sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Nhà thầu điện công nghiệp Thiên Tín Phát đã lắp đặt trạm biến áp tại các tỉnh nào?
Nhà thầu chúng tôi đã thiết kế và lắp đặt trạm biến áp tại các tỉnh như: Đồng Nai, Cần Thơ, TPHCM, Bình Dương,…
Thông tin liên hệ với nhà thầu điện hàng đầu Thiên Tín Phát
- Địa chỉ: 452/8 Nguyễn Ái Quốc, KP5, Phường Tân Tiến, Biên Hòa , Đồng Nai
- Điện thoại: (0251) 3811844 – 0911 613 663 – Fax: (0251) 3811884
- Email: thientinphat999@gmail.com
- Website: https://www.nhathaudien.net